Dư luận và phản ứng về bản án sơ thẩm Vụ án Cù Huy Hà Vũ

Quan điểm cá nhân

Vợ của Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ nói: "Việt Nam là một cái xứ vừa đá bóng vừa thổi còi, luật lệquyền lực chồng chéo lên nhau. Cả ba ngành hành pháp, lập pháptư pháp không phân quyền và độc lập với nhau."[72] Bà Dương Hà cho rằng ở Việt Nam chỉ có quyền lực chứ không có tính công minh và không thiên vị của luật pháp.[72] "Những người khách hay khách hàng của văn phòng luật chúng tôi bị công an theo đến tận nhà thẩm vấn này khác. Chúng tôi mất khách hoàn toàn", bà luật sư nói thêm.[72]

Trả lời phỏng vấn RFA, giáo sư Phạm Toàn nói: "Đó là một phiên tòa lưu manh, ô nhục."[73] Giáo sư Hà Văn Thịnh nói quá trình tố tụng "tệ hại, thất vọng và đau buồn".[73] Hội trưởng Hội Người Việt Cao niên tại Na Uy, Đỗ Duy Huỳnh cho rằng đó là sự trả thù của Bộ Chính trị và Đảng Cộng sản Việt Nam.[74] Tiến sĩ Phan Văn Song nói "Bất đồng chính kiến không có nghĩa là tuyên truyền, chống phá. Một nước mà không cho người dân được chỉ trích phản biện, đó là một nước độc tài."[74] Luật gia Lê Thị Tuyết Nga cho rằng thật vô lý khi "một công dân đi thưa kiện, tức là tin vào toà, nhờ tòa án nhà nước thẩm xét, mà bị tội chống phá nhà nước".[74]

Bùi Tín viết: "phiên tòa kỳ khôi, hoang dã, đạt mức kỷ lục về phi pháp", "vụ xử án kỳ quặc, quá quắt, khó hiểu", và cho rằng "các chế độ độc đoán, độc đảng trong thoái trào mất hết tư thế thường liều lĩnh lội ngược dòng thác dân chủ tự do của thời đại. Lội ngược dòng suối, dòng sông còn được, có ai dám lội ngược dòng thác đổ, để bị cuốn trôi đi mất tăm, chỉ để lại tiếng xấu trong lịch sử đất nước và loài người".[75]

Giáo sư toán học Ngô Bảo Châu nói ông "vốn không đặc biệt hâm mộ" ông Vũ, nhưng cho rằng ông Vũ là "một con người không tầm thường." Ngô Bảo Châu so sánh Cù Huy Hà Vũ với anh hùng Hector, hoàng tử thành Troy, và Kinh Kha nước Vệ. Giáo sư Châu cũng chỉ trích chính quyền và tòa án rằng họ đã "làm mất thể diện quốc gia" khi "bắt ông (Vũ) bằng hai bao cao su đã qua sử dụng", xử "nửa công khai, nửa bí mật", và "từ chối thực hiện thủ tục tố tụng".[76]

Giáo sư Carl Thayer thuộc Đại học New South WalesAustralia, cho rằng vụ án đã được mang ra thảo luận tại các cấp cao nhất trong Đảng Cộng sản Việt Nam, và hình phạt "đã được ấn định sẵn".[77]

Báo Quân đội Nhân dân, trên một bài xã luận của tiến sĩ Nguyễn Minh Tuấn đăng ngày 10 tháng 4, cho rằng những ý kiến phê phán vụ xét xử là "sự cáo buộc vô căn cứ, xuyên tạc sự thật" và nói rằng các luật sư của ông Vũ không tuân thủ pháp luật.[78]

Dân Biểu Quận Cam, California Loretta Sanchez, người đồng bảo trợ Dự Luật Nhân quyền cho Việt Nam 2011 H.R. 1410 nói "Tôi đặc biệt quan tâm về phiên tòa và bản án của Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, người đã bày tỏ quan điểm bất đồng với chính sách của nhà nước Việt Nam. Tôi kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam nên chấm dứt mọi hình thức đàn áp." Dự luật H.R. 1410 sẽ hạn chế nguồn tài trợ phi nhân đạo cho Việt Nam trừ khi nhà cầm quyền Việt Nam cải thiện tình trạng đàn áp nhân quyền.[79]

Dư luận trong nước

Ngày 11 tháng 4 năm 2011, BBC Vietnamese đã đưa tin từ trang blog bauxite Việt Nam về một bản "Kiến nghị trả tự do cho công dân Cù Huy Hà Vũ" và "xóa bỏ kết quả của phiên tòa sơ thẩm, xóa bỏ vụ án". Bản kiến nghị này có chữ ký của hàng trăm người thuộc nhiều thành phần từ cán bộ lão thành, tướng lĩnh, trí thức trong và ngoài nước, sinh viên, doanh nhân,....v.v, trong đó có giáo sư Hoàng Tụy, nhà văn Nguyên Ngọc,[80][81] cựu Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc thành phố Hồ Chí Minh Lê Hiếu Đằng. BBC đưa bình luận của ông Lê Hiếu Đằng, cho rằng phiên toà "rất trơ trẽn", nhưng ông Đằng cũng nói rằng "không hy vọng" kiến nghị được chấp nhận.[82][83] Theo BBC Tiếng Việt, đến ngày 26 tháng 5 năm 2011, kiến nghị này đã có hơn 2000 chữ ký.[84]

Ngày 26 tháng 4 năm 2011, một sinh viên năm thứ ba Học viện Hành chính Cơ sở Hà Nội tên Nguyễn Anh Tuấn đã gửi đơn lên Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, đề nghị truy tố chính mình về tội tàng trữ một số bài viết của Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ. Sinh viên này còn gửi kèm bằng chứng, là một bức ảnh tự chụp anh đang cầm các bài viết của ông Vũ. Tuấn cho rằng hành động đó có thể giúp "bảo vệ pháp quyền ở một mức độ nào đó", và nói mình không thể "tiếp tục thỏa hiệp với nỗi sợ hãi và sự hèn nhát của bản thân".[85]

Báo chí và các tổ chức quốc tế

BBC Tiếng Việt so sánh vụ Cù Huy Hà Vũ với vụ chính quyền Trung Quốc bắt giữ Ngải Vị Vị. Cả hai đều là con của các nhà thơ "lão thành cách mạng", bị bắt do trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài, và bị báo chí công kích là những kẻ coi thường, chống lại pháp luật.[86]

The Guardian bình luận: "Nhà nước Việt Nam không tha thứ cho bất cứ ai thách thức chế độ độc đảng của mình."[67]

Đảng Dân chủ Tự do Đức nói "án tù 7 năm là không chấp nhận được". Những dân biểu đảng này trong quốc hội Đức lo ngại rằng tòa án đã tuyên một bản án được soạn trước theo mệnh lệnh của chính phủ Việt Nam, trái với các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế hiện hành.[87] Họ cũng đòi Việt Nam xóa bỏ điều 88 BLHS đã được dùng để kết án ông Vũ.[88]

Tổ chức Ân xá Quốc tế cho rằng Việt Nam lạm dụng hệ thống tư pháp, và phiên xử rõ ràng đã đi ngược lại các giá trị mà Việt Nam cam kết như các Công ước quốc tế về nhân quyền. Bà Janice Beanland thuộc Ban Đông Nam Á của tổ chức này cho rằng chính quyền Việt Nam hành xử như vậy với người bất đồng chính kiến là phản tác dụng và ảnh hưởng tới vị thế của Việt Nam trên bình diện quốc tế.[89] Bà Beanland còn chỉ trích luật pháp Việt Nam: "Từ ngữ để gán ghép tội trạng và mang ra xét xử mơ hồ đến mức nhà chức trách có thể dùng theo bất kỳ cách nào họ muốn."[89]

Ngày 26 tháng 5 năm 2011, trong một bản phúc trình dài 59 trang tựa đề "Vietnam: The Party vs. Legal Activist Cu Huy Ha Vu", Tổ chức Theo dõi Nhân quyền kêu gọi các lãnh đạo Việt Nam nghe lời cộng đồng quốc tế và "xoay chuyển bản án bất công và trả tự do ngay lập tức cho ông Vũ". Tổ chức này cho rằng việc kết án Cù Huy Hà Vũ là "một vết đen khác trong hồ sơ nhân quyền vốn đã tồi tệ của Việt Nam và cho thấy rằng chính phủ Hà Nội sẽ làm bất cứ điều gì để dập tắt tiếng nói chỉ trích".[84]

Phản ứng chính thức của quốc tế

Ngày 5 tháng 4 năm 2011, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho ông Cù Huy Hà Vũ:[88][90]

Hoa Kỳ quan ngại sâu sắc về việc kết án 7 năm tù giam ngày 4 tháng 4 đối với nhà hoạt động Cù Huy Hà Vũ về tội "tuyên truyền chống chính phủ".

Chúng tôi cũng lo ngại về việc tiến hành phiên toà rõ ràng đã thiếu trình tự chuẩn mực, và việc tiếp tục giam giữ một số cá nhân đã tìm cách quan sát phiên toà một cách ôn hoà.

Việc kết án ông Vũ đi ngược lại với Tuyên ngôn Nhân quyền Liên Hiệp Quốc và đặt ra những câu hỏi nghiêm túc về cam kết của Việt Nam về nền pháp trị và cải cách. Không cá nhân nào đáng bị bỏ tù vì thực hiện quyền tự do ngôn luận.

Chúng tôi thúc giục chính phủ Việt Nam thả ngay lập tức Cù Huy Hà Vũ và tất cả các tù nhân lương tâm khác.

— Mark Toner, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga đã cảnh cáo Hoa Kỳ không được can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam:[91]

Đây là một tuyên bố can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Việt Nam là một Nhà nước pháp quyền. Việt Nam xử lý các hành vi vi phạm pháp luật theo đúng các quy định của pháp luật Việt Nam và hoàn toàn phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Quốc tế về các quyền dân sự, chính trị.

— Nguyễn Phương Nga, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam

Bà Nga chối bỏ tất cả các cáo buộc của Hoa Kỳ và nói rằng tại Việt Nam, các quyền tự do, dân chủ của công dân, trong đó có quyền tự do ngôn luận, được quy định rõ trong Hiến pháp và trong các văn bản pháp luật khác, được tôn trọng và thực thi trên thực tế; không có cái gọi là "tù nhân lương tâm" ở Việt Nam.[91] Tuy nhiên, Tổ chức Ân xá Quốc tế lại đã công nhận Cù Huy Hà Vũ là một tù nhân lương tâm vào ngày 5 tháng 4, và kêu gọi Việt Nam trả tự do cho ông này ngay lập tức.[92]

Ông Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hồ Chí Minh nói với BBC Tiếng Việt rằng phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga chỉ "nói lấy được", "nhiệm vụ của bà ấy bà ấy phải nói thôi", "nói cho có vậy thôi chứ không có lý lẽ gì", "không biết cái lời nói có ai nghe và có sức thuyết phục không", "nếu một đất nước có luật pháp đàng hoàng thì không thể xử vụ án như vừa qua."[83]

Ngày 6 tháng 4 năm 2011, Liên Hiệp châu Âu EU tuyên bố "lấy làm tiếc và bày tỏ quan ngại sâu sắc về phiên xử ông Cù Huy Hà Vũ tại Hà Nội." Trưởng Phái đoàn EU tại Việt Nam khẳng định việc buộc tội này "không phù hợp với quyền cơ bản của con người về việc có ý kiến và biểu đạt ý kiến một cách tự do và ôn hòa theo Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền và Điều 19 của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) mà Việt Nam tham gia."[93][94]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Vụ án Cù Huy Hà Vũ http://www.radioaustralia.net.au/asiapac/stories/2... http://blogs.afp.com/?author/itimberlake http://www.bbc.com/vietnamese/mobile/vietnam/2010/... http://breakingnewsdir.com/vietnamese-police-detai... http://www.eubusiness.com/news-eu/vietnam-politics... http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/?a... http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/de... http://seattletimes.nwsource.com/html/nationworld/... http://www.voanews.com/vietnamese/blogs/tin/phien-... http://www.voanews.com/vietnamese/news/carl-thayer...